Quan hệ đối thoại và độc thoại Đối_thoại_(ngôn_từ_nghệ_thuật)

Đối thoại mang màu sắc chủ quan và bộc lộ đặc tính của những chủ thể phát ngôn, vì vậy, bên cạnh độc thoại, đối thoại trở thành nhân tố tổ chức nhiều văn bản ngôn từ nhất là văn bản của các tác phẩm văn học (các tác phẩm ngôn từ nghệ thuật), nơi chúng hiện diện với tư cách là đối tượng của sự miêu tả.

Mọi ngôn từ thực hành đều mang tính đối thoại theo nghĩa rộng, do chúng được bao hàm trực tiếp hay gián tiếp vào các quá trình giao tiếp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính chất của việc thực hiện chức năng giao tiếp mà có thể phân biệt thành các phát ngôn đối thoại hay độc thoại.

Đối thoại, và cả độc thoại, trong thành phần của các tác phẩm văn học có thể thu hút, bao gồm lẫn nhau. Người đối thoại có thể dễ dàng đưa vào đối thoại những phát ngôn mang tính độc thoại và điều này đặc biệt thường gặp trong kịch. Các độc thoại trần thuật (tức là trần thuật của chính tác giả) có khi cũng bao gồm cả những đối thoại của những người mà lời dẫn truyện nói đến. Lời độc thoại phi trần thuật đôi khi lại trở thành lời đối thoại bên trong, do chứa đựng "lời lẽ của những kẻ khác", nó hiện diện như một cuộc truyện trò tưởng tượng.